Du lịch tới Triều Tiên -Phần 2

8474e1393ab1ce

2.Những ấn tượng đầu tiên.

Ngay khi vừa ra khỏi sân bay, chúngtôi ngay lập tức được « đón tiếp » bởi người hướng dẫn thứ hai của đoàn, Đồng chí Li, người áp tải chúng tôi về xe bus. Tại Bắc Hàn, bất cứ nhóm du lịch nào cũng phải được kèm bởi ít nhất hai người hướng dẫn. Có hai lý do : Một người hướng dẫn không thể theo dõi cả đoàn cùng một lúc, nhất là với mấy ông người nước ngoài tai quái luôn muốn chụp ảnh mà không xin phép. Thứ hai là chính những người hướng dẫn phải theo dõi lẫn nhau… Thực thì quả là nguy hiểm nếu để một hướng dẫn viên với khách. Ý nghĩ của anh ta sẽ bị làm hư hỏng dẫn đến anh ta có những tư tưởng « không lành mạnh ». Tệ nhất là anh ta có thể chiều ý du khách và cho phép họ làm những việc bị cấm. Những khách du lịch đơn lẻ mà chúng tôi gặp sau này cũng được hai hướng dẫn viên đi kèm. về mặt lý thuết, trong suốt chuyến đi mấy ngày này chúng tôi chỉ có thể nói chuyện với Đồng chí kim và những hướng dẫn viên địa phương khác.

Việc nói chuyện với những người dân khác đều bị cấm. Thực tế thì nguyên tắc này không đến nỗi cứng nhắc, nhưng quả thực với chúng tôi hai đồng chí nói tiếng anh khá chuẩn này gần như là hai giọng nói duy nhất của Bắc Hàn trong suốt chuyến đi. Mỗi khi tôi nói rằng « người dân Bắc Hàn nói rằng » hay « Người dân Bắc Hàn nghĩ rằng » thì cần phải hiểu là « Đ/c Li hoặc là Đ/c Kim nói rằng », và biết rằng hai đồng chí thân mến này hẳn là đã được đào tạo lâu dài và kĩ lưỡng về những điều cần nói và cần cho biết để không vi phạm đường lối chính sách.

Trong chuyến đi chúng tôi nhận thấy sự khác biệt giữa hai đồng chí TT với tính cách khác biệt này. Đ/C Kim chặt chẽ, đã có thời gian sống ở Liban và Đông Âu, tư tưởng “khá” là cởi mở và hơi phần giáo điều. Đôi khi chúng tôi có cảm giác là anh không tin tí nào vào những gì anh nói, nhưng điều này cũng không có gì lấy làm chắc. Đ/c Kim về phần mình thì thoải mái và dễ đùa cợt hơi, nhưng sự giáo điều thì có vẻ ăn sâu hơn.

Xe buýt mất chừng bốn mươi phút để đưa chúng tôi về khách sạn, nó đưa chúng tôi lứot qua một phần thủ đô Bình Nhưỡng trước khi màn đêm buông xuống. Ban đầu chúng tôi đi theo con lộ trên đó thi thoảng chúng tôi lướt qua một vài chiếc xe Mẹc cũ và vài chiếc xe hơi Nhật Bổn có vẻ đời mới hơn. Điều đầu tiên đập vào mặt tôi là số lượng người đi bộ trên tuyến đường này. Đi bộ có vẻ như là phương tiện di chuyển phổ biến nhất ở nước CHDCND Triều Tiên, phần sau của chuyến đi sẽ khẳng định điều này. Điểm đặc biệt khác, dân Bắc Hàn thường di chuuyển theo đám đông. Công nhân làm cùng nhà máy đi về cùng nhau đã đành, ngay cả trẻ em đi học và cả binh lính cũng thế. Ấn tượng thứ ba là số luợng kinh loành binh lính. Tôi đã từng ấn tượng bởi số luợng người măc quân phục trong những chuyến đi đầu tiên của tôi tới Tàu Khựa cách đó vài năm, nhưng điều này không sánh lại với những gì tôi có thể thấy ở Bắc hàn. Theo ước tính sơ bộ của tôi thì có khoảng một phần sáu hoặc phần bảy dân số nước này mặc quân phục, nếu không kể đến số lượng đáng kể trẻ em và phụ nữ (Tôi không nói đến người già vì ít khi gặp họ trên đường). Sau này Đ/ C Kim nói với tôi là quân đội Bắc Hàn có khoảng một triệu rưỡi lính, tôi không thể nào tin được, một đất nước chỉ có 22 triệu dân lại có chừng ấy binh sĩ. Hình như tôi đã đọc ở đâu đó số lượng binh lính tại ngũ của nước này ước chừng 1,5 đến 2 triệu người, con số này có lẽ không sai. Ấn tượng thứ tư:Người Bắc Hàn khá gầy, nhưng điều này thì chẳng phải là một sự ngạc nhiên.

Sự nghèo khổ của đất nước này đập ngay vào mắt nếu chung ta nhìn phía lề đường. BH nghèo hơn Trung Khựa nhiều (Tôi đang nói Trung Khựa vùng chưa phát phát triển), nhưng điều tệ hại nhất của sự khốn khó đó là sự khốn khổ về tâm lý (không với nghĩa xấu) đọc thấy trong ánh mắt nhìn không niềm vui của người dân sau những ngày làm việc. Người dân BH ít khi cười, họ quá lo lắng để tồn tại.

Sau một lúc, chúng tôi tới vùng ngoại ô của Bình Nhữong, những khẩu hiệu chính trị và chân dung Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành xuất hiện mỗi lúc một dày đặc. Rồi chúng tôi đi vào nội thành, ở đây cảnh tượng trở nên xúc độn! Chưa bao giờ tôi thấy một thành phố buồn bã và thiếu sức sống như ở đây. Dĩ nhiên tôi chưa bao giờ đến Đông âu cũng như Liên xô cũng, nơi có thể cũng không mấy khác, nhưng dù sao thì ở đây không có nét gì chung với những gì tôi đã thấy ở những vùng chưa phát triển của Trung Khựa hay các nước gọi là nghèo khác..

[IMG]

Thành phố một màu xám xịt và phục vụ cho sự sùng bái lãnh tụ. Một vài toà nhà và công trình khổng lồ thi thoảng hiện lên giữa những khu chung cư xấu xí. Những đại lộ rộng thênh thang nhưng thiếu vắng cửa hàng, màu sắc, nhà hàng hay một sự phá cách nào khác. Không có sự sống trên đường phố, chẳng qua đó chỉ là nơi để đi qua mà thôi.

Mật độ dân cư có vẻ dày hơn là tôi tưởng, chắc tại vì đó là cổng nhà máy và công sở. Những bộ quân phục vẫn xuất hiện nhiều và người dân vẫn luôn âu sầu. Một vài bến bus tập trung khá nhiều công nhân. Rất ít xe cộ trên đường, ngoài những chiếc xe bus, xe điện bụi bặm. Cũng rất ít xe đạp, và đương nhiên là cũng không có quá nhiều người đi bộ.

Một trong những thành viên của nhóm có vẻ như ngạc nhiên về số lượng ô tô đi lại quá ít ỏi trên đường. Đ/C Kim trả lời mội người một cách rất nghiêm túc rằng đó là ý nguyện của Lãnh tụ nhằm chống ô nhiễm đô thị và không bị rơi theo khó khăn của Seoul với nhũng vụ kẹt xe và ô nhiễm do xe hơi. Một trong hai đ/c hưỡng dẫn, tôi không nhớ là ai còn them vào “người triều tiên thích đi bộ.

Vẻ như không; chúng tôi làm một vòng qua các công trình lớn của thành phố, mà chúng tôi sẽ thăm quan chi tiết vào những ngày sau. Những khẩu hiệu cổ động hiện diện ở mọi nơi khắp thành phố. Tôi phải thừa nhận là những khẩu hiệu này tuyệt đẹp, còn đẹp hơn những khẩu hiện của Trung Khựa. Khẩu hiệu cổ động của Bác Hàn lớn và mạnh mẽ hơn nhiều, phần lớn mô tả người lính đang chiến đấu, những người lao động phấn khởi, tất cả dưới vụ cười nhân từ của Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành. Trái lại rất ít khẩu hiệu có hình con trai ông, Kim Chính nhật, mặc dù vẫn có vài khẩu hiệu “Kim Chính Nhật muôn năm, mặt trời của thế kỉ 21”.. Những khẩu hiệu và biểu ngữ này là những nơi được trang hoàng màu sắc của thành phố.

Một lúc sau, chúng tôi về đến khách sạn, toà nhà thật ấn tượng cao 47 tầng, phía trê là trên một nhà hàng nhìn được toàn cảnh thành phố,

nằm trên một hòn đảo nhỏ giữa dòng song, để những du khách nước ngoài không thể ra ngoài một cách tự do.

DOMINIQUE GARRET
(Nguyễn Văn Quân dịch)

Một bình luận to “Du lịch tới Triều Tiên -Phần 2”

  1. Du lịch Hà Giang Says:

    Bài viết rất hay. Cám ơn bạn


Bình luận về bài viết này